Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Hướng dẫn chi tiết A – Z cách di chuyển bằng tàu điện ở Nhật

Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi đến du lịch Nhật Bản chính là vấn đề đi lại. Khác với các quốc gia khác như Singapore hay Đài Loan, hệ thống giao thông tàu điện ở Nhật khá phức tạp. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tham khảo những kinh nghiệm về cách di chuyển ở Nhật để giúp bạn có chuyến đi thuận lợi và an toàn hơn.

1. Các loại tàu điện ở Nhật Bản

Trước hết bạn cần tìm hiểu về các loại tàu tiện của Nhật Bản, sẽ hơi khó khăn cho những người lần đầu đến Nhật vì hệ thống tàu điện ở đây được phân chia làm rất nhiều hãng do các công ty tư nhân quản lý. Dưới đây là các loại tàu điện ở Nhật:

Local (kakueki-teisha or futsu-densha) 

Tàu Subway dừng ở tất cả các trạm

Tàu dừng ở tất cả các chặng, có loại tàu đi nhanh và đi chậm. Loại tàu điện này sẽ thường có đặc điểm chạy khá lâu do dừng tại nhiều điểm.

Tàu điện ở Nhật được chia làm 2 loại chính chạy trong thành phố lớn là Subway (MRT) và loại tàu chạy ở nông thôn, tương tự như tàu hoả ở Việt Nam, tàu chạy chậm và giá tàu cũng hơi cao.

Rapid (kaisoku)

Tàu Rapid chạy qua các bến chính trong thành phố

Tàu chạy qua các bến chính trong thành phố, hoặc nối giữa thành phố và các vùng ngoại ô. Về giá không chênh nhiều so với tàu Local. Điểm trừ khi đi tàu điện ở Nhật bằng loại tàu này là thường hay bị delay ở các tuyến chạy qua vùng nông thôn. Lời khuyên nếu bạn có những quãng đường cần lựa chọn loại tàu Rapid là nhớ theo dõi thường xuyên giờ tàu chạy, đặc biệt là tuyến ra ngoại ô.

Express (kyuko)

Tàu Express chạy nhanh hơn Rapid

Đây là loại tàu điện tương tự như tàu Rapid, dừng ở 1 số bến chính, nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn. Vì vậy mà giá tàu cũng cao hơn so với Rapid dù cùng điểm dừng và lịch trình. 

Limited Express (tokkyu)

Tàu Limited Express chạy các tuyến dài

Tàu sẽ chỉ dừng ở những bến chính (major stations). Là loại tàu điện tương tự như Express nhưng giá cao hơn, đi các tuyến dài, đa phần là do hãng JR điều hành (Công ty tàu điện lớn nhất Nhật Bản)

Super Express (shinkansen)

Super Express thường chạy nối các thành phố lớn

Loại tàu này có các trạm dừng chân riêng và các chặng thường để nối các thành phố lớn như Tokyo – Kyoto… Có 2 loại tàu Super Express: loại dừng ở tất các cả trạm chính KODAMA và loại dừng ở các thành phố lớn HIKARI. Bạn nên cân nhắc lộ trình của mình để lựa chọn loại tàu cho phù hợp.

2. Các hạng ghế trên tàu

Tàu điện ở Nhật được chia làm 2 loại ghế non-reserved (jiyū-seki) và reserved (shitei-seki).

Ghế tàu có 2 loại chính 

  • Non-reserved: bạn không thể đặt ghế trước áp dụng với các loại tàu chậm Local, Rapid, Express và một số tàu Limited Express.
  • Reserved là các hạng ghế tàu có thể đặt trước áp dụng với các loại tàu đường dài Super Express và một số tàu Limited Express.

3. Hướng dẫn mua vé tàu điện ở Nhật Bản

Với cách đi tàu điện ở Nhật bạn có 2 cách lựa chọn mua vé tàu tại quầy hoặc từ máy bán vé tự động, tuỳ thuộc vào chặng đi mà bạn có thể lựa chọn cách mua nào cho phù hợp nhất.

  • Mua vé tại quầy là cách đơn giản thuận tiện nhưng thường chỉ có ở những trạm tàu lớn. Tại đây bạn sẽ nhận được tư vấn và hỗ trợ từ các nhân viên bán vé để có được lộ trình hợp lý.
  • Mua vé tại máy bán vé tự động: thường được áp dụng với các tàu chạy trong thành phố và bạn đã kiểm tra được lịch trình của mình một cách rõ ràng nhất.

Máy bán vé tự động rất phổ biến ở Nhật

4. Thanh toán tiền tàu bằng các loại thẻ đa năng

Khi đi tàu điện ở Nhật thì một chiếc thẻ đa năng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn thanh toán vé tàu điện, thanh toán tại các cửa hàng tiện lợi 7-eleven, Family mart…

Tuy nhiên cũng cần lưu ý thẻ này không phải dùng chung cho toàn bộ các vùng tại Nhật Bản do đó bạn cần kiểm tra đúng nơi bạn định tới để sử dụng cho phù hợp.

5. Thanh toán bằng các loại Thẻ 24h, 36h và 48h

Đây là một loại thẻ dành riêng cho các tàu Subway và xe bus. Du khách có thể lựa chọn theo hạn mức 1 ngày, 2 ngày hoặc 3 ngày.

Loại thẻ tàu điện ở Nhật này chỉ áp dụng riêng cho khách du lịch nên khi mua bạn nhớ mang theo hộ chiếu. Thêm một vài điểm cộng nữa là một số thẻ sẽ đi kèm với các khuyến mãi tại các điểm tham quan và  không giới hạn số lần di chuyển theo quy định.

6. Thẻ tàu JR Pass (Japan Rail Pass)

Thẻ tàu JR Pass được hỗ trợ rất nhiều tại Nhật

Đây được đánh giá là loại thẻ vô cùng hữu ích để di chuyển nếu bạn có chuyến du lịch Nhật Bản ít nhất từ 7 ngày trở lên. Thẻ tàu được sử dụng không giới hạn tại các loại tàu và tuyến bus thuộc sự quản lý của JR rail pass. 

Một lưu ý là thẻ này sẽ không đi theo cửa tự động mà phải qua  cửa nhân viên soát vé và không áp dụng cho 2 loại tàu Nozomi & Mizuho (2 loại tàu siêu tốc giá cao ngút trời ít người sử dụng).

7. Một số lưu ý khi đi tàu điện ở Nhật Bản

  • Nhầm tàu do không để ý tên tàu: Tại cùng 1 Track có nhiều tàu cùng đến và đi nên khi chọn đúng Track rồi cũng cần chú ý tới số hiệu tàu và đúng giờ tàu chạy.
  • Luôn kiểm tra giờ tàu chạy thực tế tránh tình trạng tàu delay làm ảnh hưởng đến lịch trình của bạn.
  • Đối với các chuyến tàu đi trong thành phố thường sẽ đi 1 vòng khép kín do đó bạn cũng cần kiểm tra đúng chiều giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Chú ý kiểm tra đúng điểm dừng

Trên đây là những lưu ý về cách di chuyển ở Nhật bằng tàu điện. Hy vọng với những thông tin này giúp bạn có một chuyến đi vui vẻ tránh được những lần nhầm, nhỡ không  đáng có. Và đừng quên tham khảo các khuyến mại du lịch Nhật Bản tại Ánh Dương Tours nhé. 

 

The post Hướng dẫn chi tiết A – Z cách di chuyển bằng tàu điện ở Nhật appeared first on Ánh Dương Tours - Tính chuyên nghiệp tạo nên sự khác biệt.



source https://anhduongtours.vn/huong-dan-di-chuyen-bang-tau-dien-o-nhat-ban/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét